CÁCH MỞ TÀI KHOẢN Ở MỸ TỪ A – Z

Khi đặt chân đến Hoa Kỳ, một trong những việc đầu tiên cần làm đó là mở tài khoản ngân hàng để thanh toán và thực hiện giao dịch. Nhiều người thắc mắc nếu không có thẻ xanh và không phải người cư trú, liệu họ có làm được tài khoản ngân hàng? 

Câu trả lời là có, một số ngân hàng tại Mỹ chấp nhận cấp tài khoản ngân hàng cho người không cư trú. Bài viết sau tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến quá trình, thủ tục mở tài khoản ngân hàng cũng như gợi ý về một số ngân hàng tốt tại Mỹ.

I – Các loại tài khoản ngân hàng chính tại Mỹ

Tài khoản thanh toán Checking Account

Là tài khoản mà khách hàng dùng để gửi tiền vào với mục đích thanh toán và quyền quản lý cho ngân hàng, chuyển tiền hay rút tền mặt. Đặc biệt, các khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tài khoản thanh toán. Nhưng với mức lãi suất này thường khá là thấp.  Ngân hàng cung cấp giao dịch và gói tài khoản cho sinh viên. Các sinh viên hay du học sinh chỉ cần một tài khoản kiểm tra, mục đích để quản lý sinh hoạt hằng ngày. Thanh toán bằng Thẻ tín dụng/Thẻ ghi nợ, Paypal hoặc qua Chuyển khoản ngân hàng. 

Tài khoản tiết kiệm Saving Account

Là tài khoản mà khách hàng dùng để mở tại ngân hàng Bank of America với mục đích chính là tiết kiệm hay sinh lời. Tài khoản này đa phần dành cho các sinh viên hay du học sinh có hạn mức tối thiểu mà số tiền cần tiết kiệm trong đời sống hàng ngày. Nhưng đối với tài khoản tiết kiệm thông thường có các kỳ hạn như như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Đặc bệt tài khoản tiết kiệm hưởng lãi suất cao hơn so với tài khoản thanh toán. Nhưng ngân hàng sẽ yêu cầu số dư tối thiểu và bạn sẽ không thể truy cập trực tiếp vào số tiền của mình thông qua thẻ ngân hàng, đó là bởi bạn đang sử dụng tài khoản thanh toán. Nếu các khách hàng rút tiền trước thời hạn thì sẽ bị hưởng lãi suất thấp hơn, còn gọi là lãi suất không kỳ hạn. 

II – Thủ tục cần thiết để mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ

Là người không cư trú vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng bằng một hoặc nhiều hình thức nhận dạng sau:

  • Số hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe
  • Giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp từ nước ngoài
  • Mã số nhận dạng người nộp thuế cá nhân (thêm thông tin về điều này bên dưới)

Ngoài ra, cũng sẽ cần cung cấp các chi tiết cá nhân như tên, ngày sinh và bằng chứng địa chỉ thực của bạn ở Hoa Kỳ Đó là vì luật yêu cầu các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ có thể theo dõi các giao dịch của khách hàng của họ. Thông tin này được sử dụng để xác minh danh tính của bạn khi mở tài khoản ngân hàng mới

Tùy vào từng ngân hàng cũng như từng bang tại Mỹ, giấy tờ cần thiết để mở thẻ ngân hàng sẽ khác nhau. Giấy tờ quan trọng mà bạn thường được hỏi đó là số an sinh xã hội (SSN). Những người không có thẻ xanh, không cư trú và chưa nhập tịch Hoa Kỳ sẽ gặp một chút trở ngại đối với SSN. Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng vì có một số ngân hàng vẫn chấp nhận hồ sơ từ các cá nhân nước ngoài chưa có hoặc chưa đủ điều kiện làm sổ an sinh xã hội (SNN). 

Một hình thức khác gọi là ITIN được một số ngân hàng chấp nhận thay cho số an sinh xã hội. ITIN là viết tắt của Individual Taxpayer Identification Number (Số định danh người nộp thuế cá nhân). ITIN được sử dụng để hỗ trợ những cá nhân người nước ngoài hiện chưa đủ điều kiện để đăng ký và được cấp số an sinh xã hội SSN tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp chưa có thẻ xanh, chưa nhập quốc tịch Mỹ hoặc đang trong quá trình nộp tờ khai thuế hoặc kết hôn cùng công dân Mỹ, hoàn toàn có thể xin cấp số ITIN. 

III – Cân nhắc điều gì khi mở tài khoản ngân hàng Mỹ

Trước khi mở tài khoản ngân hàng ở Hoa Kỳ, nên so sánh các tính năng và mức phí bạn sẽ trả. Bằng cách đó, bạn có thể mở một tài khoản ngân hàng phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình và một tài khoản mà bạn sẽ thanh toán cho các tính năng sẽ sử dụng. Dưới đây là một số tính năng cần xem xét:

Phí hàng tháng – đôi khi được gọi là phí duy trì, một số tài khoản ngân hàng sẽ tính phí bạn hàng tháng. Đôi khi, bạn có thể miễn phí này nếu bạn đáp ứng các yêu cầu nhất định như đáp ứng yêu cầu số dư tối thiểu hoặc có tiền gửi trực tiếp vào tài khoản. Có rất nhiều tài khoản ngân hàng dành cho người không cư trú không tính phí duy trì hàng tháng, vì vậy hãy tìm kiếm, đặc biệt nếu bạn không nghĩ rằng mình có thể đáp ứng các yêu cầu hàng tháng.

Yêu cầu tiền gửi tối thiểu khi mở tài khoản – Các ngân hàng có thể yêu cầu bạn gửi một số tiền nhất định khi mở tài khoản. Số tiền ban đầu này có thể nhỏ – giả sử dưới 100 đô la Mỹ – nhưng cũng có rất nhiều khoản không yêu cầu. Yêu cầu ký quỹ ban đầu cao hơn có thể áp dụng cho một số tài khoản nhất định, như thị trường tiền tệ hoặc tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.

Phí ATM – Tài khoản séc và một số tài khoản tiết kiệm đi kèm với thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ, bạn có thể sử dụng thẻ này để gửi hoặc rút tiền tại máy ATM. Mặc dù nhiều ngân hàng không tính phí sử dụng các máy trong mạng của họ, nhưng có thể bị tính phí nếu sử dụng mạng của bên thứ ba hoặc do một tổ chức tài chính khác điều hành. Nếu có ý định sử dụng máy ATM thường xuyên, hãy tìm một ngân hàng có mạng lưới ATM lớn hoặc một ngân hàng hoàn trả phí.

Phí giao dịch nước ngoài – Có thể bị tính phí cho các giao dịch thẻ ghi nợ bên ngoài Hoa Kỳ. Số tiền này thường là tỷ lệ phần trăm của số tiền đã chi tiêu hoặc rút từ một máy ATM nước ngoài.

Phí thấu chi – Phí này sẽ phát sinh nếu một giao dịch mua hoặc rút tiền đưa số dư tài khoản ngân hàng của bạn xuống dưới 0. Nếu ngân hàng chấp thuận giao dịch, bạn sẽ bị tính phí. Một số ngân hàng cho phép bạn chọn tham gia bảo vệ thấu chi, thường có nghĩa là chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm được liên kết sang tài khoản séc của bạn để bạn không bị thấu chi.

Bảo hiểm FDIC – FDIC là viết tắt của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Tổ chức này, là một phần của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, đảm bảo số tiền bạn có khi gửi vào tài khoản được FDIC bảo hiểm sẽ ở đó. Họ đảm bảo tiền mặt của bạn lên đến 250.000 USD cho mỗi loại quyền sở hữu (loại tài khoản), cho mỗi người gửi tiền (chính là bạn).

IV – 03 loại tài khoản ngân hàng online Mỹ tốt nhất

Dưới đây là 3 loại tài khoản hoàn toàn miễn phí:

  • Không cần Direct Deposit (Tiền ký gửi trực tiếp)
  • Không cần Số dư tối thiểu 
  • Không cần trả phí hàng tháng
  1. Tài khoản Investor Checking Account của Schwab Bank High Yield 
  • Có bảo hiểm FDIC
  • Trả 0,03% tiền lời
  • Miễn  phí checks 
  • Không mất phí giao dịch khi sang nước ngoài
  • Có thể dùng debit card ở bất cứ cây ATM nào trên thế giới, hoàn toàn miễn phí
  1. Tài khoản Savings Account của Ally Bank 
  • Có bảo hiểm FDIC
  • 0,5% tiền lời 
  • Không có chi nhánh ngân hàng, tất cả giao dịch hoàn thành online 
  1. Tài khoản Summer Saver của Schools First Federal Credit Union
  • Có bảo hiểm NCUA
  • Trả 2,75% tiền lời
  • Chỉ áp dụng với nhân viên trường học 
  • Giới hạn chuyển tiền là $1000/ngày 

Một điểm bất lợi chung của 03 tài khoản này đó cả 3 đều không có chi nhánh ngân hàng nên tất cả giao dịch được thực hiện online.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ cho người Việt. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích cho những ai đang có kế hoạch định cư hoặc ghé thăm đất nước Hoa Kỳ trong tương lai.

 

KINH DOANH TẠI MỸ SAU KHI NHẬP CƯ

KINH DOANH TẠI MỸ SAU KHI NHẬP CƯ

Một trong những mối quan tâm của các anh chị nhà đầu tư định cư Mỹ là tạo dựng một nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình ngay tại Mỹ. Phương án được nhiều anh chị nghĩ đến đầu tiên chính là kinh doanh.

Để bắt đầu kinh doanh, hai việc đầu tiên chắc chắn anh chị cần làm là lựa chọn ngành nghề kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Lựa chọn ngành nghề

Nhà đầu tư nên có bước tìm hiểu và phân tích thị trường ban đầu để có thể đánh giá được tiềm năng thành công của những ngành nghề mình chọn tại mỗi địa phương cụ thể. Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) cung cấp hàng loạt danh sách các nguồn dữ liệu hữu ích trên website của họ để anh chị có thể thực hiện việc này. Thông tin số liệu thống kê ở Mỹ rất rõ ràng và đáng tin, nhà đầu tư có thể tận dụng để có những nhận định, đánh giá chính xác về thị trường. 

Nhiều nhà đầu tư tiếp tục phát triển kinh doanh tại Mỹ theo ngành nghề mình đang làm tại Việt Nam. Nếu xem xét thấy điều kiện thị trường phù hợp thì đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất vì nhà đầu tư có thể tận dụng được nền tảng kinh nghiệm lâu năm của mình. Trên thực tế, có những khách hàng của IMM Group đã rất thành công khi tiếp tục kinh doanh ngành nghề của mình trên đất Mỹ.

Nếu ngành nghề sở trường của gia đình không phù hợp với thị trường Mỹ, nhà đầu tư sẽ cần kiên nhẫn dành thêm thời gian để quan sát, tìm hiểu để có được ý tưởng phù hợp với nhu cầu thị trường, hoặc tận dụng được thế mạnh của từng địa phương nơi anh chị muốn sinh sống tại Mỹ. Một số lĩnh vực người Việt Nam thường kinh doanh và có những thành công nhất định tại nhiều địa phương ở Mỹ có thể kể đến như dịch vụ chăm sóc móng và làm đẹp (nail spa, nail salon), nhà hàng món Việt, mua nhà tân trang để bán hoặc cho thuê. Đây cũng là những phương án nhà đầu tư có thể cân nhắc.

Một lựa chọn đơn giản hơn mà nhà đầu tư có thể cân nhắc là kinh doanh nhượng quyền. Mô hình này rất phổ biến tại Mỹ và rất phù hợp với người vừa đến định cư tại Mỹ, chưa hiểu rõ thị trường mới. Nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa nhiều thương hiệu đã tạo được danh tiếng và đang kinh doanh thành công tại Mỹ để không phải xây dựng từ đầu và nhanh có được doanh thu và lợi nhuận ổn định.

Thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh

Sau khi đã có ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh, tiếp theo nhà đầu tư cần thành lập doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục liên quan với chính quyền bang và chính quyền liên bang. Cơ bản sẽ có những bước sau:

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp

Tại Mỹ có những loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi loại hình có những đặc tính khác nhau về cấu trúc quản lý, trách nhiệm pháp lý, chính sách thuế và khả năng huy động vốn. Tùy vào kế hoạch, chiến lược và ngành nghề kinh doanh của mình mà mỗi nhà đầu tư cân nhắc sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất.

Loại hình phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn – Limited Liability Company (LLC) do khả năng bảo vệ chủ doanh nghiệp và khả năng huy động vốn tốt, đồng thời các quy định về cơ chế hoạt động, sổ sách kế toán và chính sách thuế tương đối dễ dàng. Chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý trên tài sản của công ty mà không bị ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Lợi nhuận cũng được chuyển về trực tiếp cho các thành viên sở hữu và chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân mà không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Thông thường chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký doanh nghiệp với chính quyền tiểu bang là đủ. Nhưng trong trường hợp muốn được bảo vệ thương hiệu hoặc được áp dụng các chính sách miễn trừ thuế thì có thể cần phải đăng ký với chính quyền liên bang.

Bước 3: Đăng ký mã số thuế (EIN)

Mã số thuế hay còn được gọi là mã số doanh nghiệp – Employer Identification Number (EIN). Doanh nghiệp cần mã số này để nộp thuế, thuê nhân viên, mở tài khoản ngân hàng, và đăng ký giấy phép kinh doanh trong những ngành nghề nhất định.

Bước 4: Đăng ký giấy phép kinh doanh (license/ permit)

Tùy vào ngành nghề và địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể phải đăng ký thêm giấy phép kinh doanh. Nhà đầu tư cần kiểm tra với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành để biết chính xác mình có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không.

Bước 5: Đăng ký tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để bắt đầu nhận và chi tiền cho các giao dịch của mình, giúp chủ doanh nghiệp đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Bước 6: Mua bảo hiểm doanh nghiệp

Bảo hiểm doanh nghiệp giúp bảo vệ chủ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ trong kinh doanh như tai nạn, thiên tai, và vụ kiện tụng, có thể sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản. Tùy thuộc vào nghề ngành, quy mô kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro để quyết định có cần mua bảo hiểm hay không.

Sau khi hoàn tất 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp đã sẵn sàng để mở cửa bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Để dễ dàng bắt đầu an cư tại Mỹ, có bất kỳ thắc mắc nào, Anh chị vui lòng gọi ngay Hotline: 0902 64 8986 / 091 886 7009 để được hỗ trợ nhanh chóng! 

———————————— 

USIMI GROUP – Kinh nghiệm hơn 20 năm thực hiện thành công hàng trăm hồ sơ các chương trình EB5, L1A, E2… 

Địa chỉ:  1B13, Đường số 27, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM 

HỒ SƠ VISA L-1 CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ NÀO?

HỒ SƠ VISA L-1 CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ NÀO?

Visa L1 là gì?

L1 là thị thực (visa) giúp người lao động nước ngoài có thể đến Mỹ sinh sống và làm việc tại đây. Thị thực này cho phép người lao động của một công ty ở nước ngoài (ví dụ: Công ty Việt Nam) sang làm việc cho công ty con/chi nhánh tại Mỹ thông qua việc thuyên chuyển nhân sự nội bộ. Đương đơn diện L1 có thể đến Mỹ làm việc với tư cách là nhà quản lý, điều hành hoặc chuyên gia.

Điều kiện xin visa L1

Có 4 yêu cầu chính để một cá nhân có thể xin visa L1 sang Mỹ làm việc:

  • Công ty ở Việt Nam và công ty tại Mỹ phải có mối quan hệ đủ điều kiện, ví dụ: công ty mẹ / công ty con, văn phòng chi nhánh và công ty liên kết.
  • Đương đơn xin visa L1 phải làm việc toàn thời gian cho công ty nước ngoài ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm gần nhất trước khi nộp đơn xin visa.
  • Công việc tại Việt Nam của đương đơn phải ở cấp quản lý, điều hành hoặc chuyên gia.
  • Vị trí công việc của đương đơn tại Mỹ cũng phải là cấp quản lý, điều hành hoặc chuyên gia.

Bước 1 – Quy trình xin Thị thực L1: Thuê Luật sư Di trú

Để hồ sơ không bị sai sót và có tỷ lệ phê duyệt cao, đầu tiên bạn cần thuê luật sư di trú có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về nhập cư Mỹ.

Luật sư di trú sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ của bạn để xem visa L1 có phải lựa chọn phù hợp dành cho bạn hay không, và đưa ra những gợi ý thỏa đáng giúp bạn có được những quyền lợi nhập cư mà bạn đang mong muốn.

Nếu không thông qua sự tư vấn của luật sư, bạn rất có thể sẽ lãng phí thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ, thậm chí bạn chưa thể đánh giá được diện visa này có phù hợp với bạn hay không. Tỷ lệ sai sót trong quá trình tự làm hồ sơ rất cao dẫn đến khả năng phê duyệt tương đối thấp.

Bước 2 – Quy trình xin visa L1: Chuẩn bị tài liệu

Sau khi đã tham khảo ý kiến từ luật sư di trú và được xác định phù hợp với visa diện L1, bạn cần tiến hành chuẩn bị các tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin visa.

Thị thực L1 có một số yêu cầu bắt buộc đương đơn và chủ lao động phải đáp ứng. Để chứng minh bạn đủ điều kiện, cả công ty và bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây.

Đối với Công ty / Trụ sở chính tại Việt Nam

  • Giấy phép kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Giấy nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất
  • Báo cáo kế toán đã được kiểm toán
  • Sơ đồ tổ chức, tổng số nhân viên, vị trí cấp bậc của đương đơn
  • Tài liệu giới thiệu công ty hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
  • Chứng từ giao dịch kinh doanh (hợp đồng, vận đơn, thư tín dụng)
  • Báo cáo, sao kê ngân hàng hoặc hồ sơ giao dịch
  • Tiêu đề thư (letterhead) của công ty với logo, tên và địa chỉ công ty

Đối với Chi nhánh tại Mỹ

  • Giấy tờ thành lập chi nhánh
  • Hợp đồng, thông cáo cho thuê địa điểm kinh doanh
  • Báo cáo, sao kê ngân hàng hoặc thông tin chuyển khoản chứng minh nguồn đầu tư ban đầu
  • Báo cáo kế toán được kiểm toán
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Mẫu đơn 1120 (nếu có)
  • Mẫu báo cáo hàng quý của nhân viên 941 (nếu có)
  • Mô tả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
  • Hợp đồng thương mại, hóa đơn, vận đơn, thư tín dụng, v.v…
  • Báo cáo, sao kê ngân hàng
  • Tiêu đề thư của chi nhánh

Đối với Người thụ hưởng visa L1 (Đương đơn)

  •  Sơ yếu lý lịch
  • Bằng cấp
  • Bảng lương
  • Hồ sơ thuế thu nhập cá nhân
  • Sơ đồ tổ chức công ty thể hiện vị trí, cấp bậc
  • Thư giới thiệu của người giám sát hoặc cấp trên, đồng nghiệp và những người có liên quan khác.
  • Giấy mô tả công việc và nhiệm vụ trong vai trò quản lý hoặc điều hành tổ chức
  • Thư xác nhận việc làm từ công ty
  • Giấy bổ nhiệm hoặc nghị quyết hội đồng nhằm xác minh việc chuyển công tác sang chi nhánh tại Mỹ
  • Bất kỳ tài liệu liên quan khác cho thấy đương đơn có khả năng thực hiện công việc và điều hành chi nhánh ở Mỹ.
  • Mẫu đơn cần nộp: I-129 và DS-160

Trên đây chỉ là danh sách chung về các tài liệu mà bạn cần chuẩn bị, chưa phải là danh mục đầy đủ nhất vì còn tùy từng trường hợp. Luật sư di trú có thể hướng dẫn chuẩn bị các tài liệu cần thiết nhất cho trường hợp của riêng bạn.

Bước 3 – Quy trình Thị thực L1: Thay đổi Tình trạng visa hoặc xử lý hồ sơ tại lãnh sự

Khi nộp đơn xin thị thực L1, bạn có 2 cách để tiến hành.

Thay đổi tình trạng visa

  • Thay đổi tình trạng visa là quá trình chuyển đổi tình trạng từ thị thực không nhập cư này sang thị thực không nhập cư khác.
  • Để thực hiện thay đổi, bạn phải có mặt hợp pháp tại Mỹ dưới tư cách là chủ sở hữu của một visa không nhập cư.
  • Việc thay đổi tình trạng visa được thực hiện trong phạm vi nước Mỹ.
  • Sẽ không cần phỏng vấn nếu bạn lựa chọn thay đổi tình trạng visa.
  • Một số diện không định cư không đủ điều kiện để thay đổi tình trạng như ESTA và thị thực K1.
  • Nếu bạn thay đổi tình trạng visa, bạn không được cấp visa L1,  thay vào đó là tình trạng L1. Trong trường hợp này, tình trạng L1 của bạn chỉ có hiệu lực khi bạn ở Mỹ, nếu rời Mỹ thì bạn cần nộp đơn xin visa L1 ở nước ngoài, hoặc phải tìm một số cách khác để nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ. Đối với một số trường hợp, việc du lịch đến Canada hoặc Mexico trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không làm ảnh hưởng đến tình trạng cư trú của bạn.

Quy trình thay đổi tình trạng visa

Để thay đổi tình trạng visa, luật sư sẽ thay mặt bạn chuẩn bị và nộp Đơn I-129 kèm theo các tài liệu hỗ trợ được nêu ở trên. Sau khi I-129 được phê duyệt, bạn là chủ sở hữu visa L1.

Xin visa tại lãnh sự quán

  • Nếu bạn ở bên ngoài Hoa Kỳ, bạn phải làm thủ tục xin cấp visa L1
  • Để thực hiện quá trình nộp hồ sơ xin visa L1 bạn cần nộp đơn xin thị thực L1 và phỏng vấn tại lãnh sự quán.

Quy trình xin visa L1 tại lãnh sự quán

  • Để xin visa L1 tại lãnh sự quán, luật sư di trú sẽ thay mặt bạn nộp Đơn I-129 và các tài liệu hỗ trợ phù hợp. 
  • Tiếp đó, tiến hành nộp Đơn DS-160 (Đơn xin Visa không định cư).
  • Sau khi I-129 được phê duyệt, bạn cần nộp thông báo phê duyệt cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, kèm theo 1 số giấy tờ khác bao gồm đơn xin visa L1 và ảnh hộ chiếu.
  • Bước tiếp theo, tham dự phỏng vấn tại Lãnh sự quán.
  • Sau khi phỏng vấn thành công, bạn sẽ nhận được visa trong vòng 1 tuần.

Bước 4 – Quy trình xin Thị thực L1: Bắt đầu Công việc

Sau khi được phê duyệt thay đổi tình trạng visa hoặc thị thực L1 được cấp, bạn có thể bắt đầu công việc tại công ty ở Mỹ.

Nếu Anh/ chị đang tìm hiểu về Visa L1, đừng ngần ngại hãy liên hệ Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009 để tìm ra nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ tốt nhất!

 

THƯỜNG TRÚ NHÂN TẠI MỸ CÓ QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM GÌ​​​​​​​?

THƯỜNG TRÚ NHÂN TẠI MỸ CÓ QUYỀN & TRÁCH NHIỆM GÌ​​​​​​​?

Thường Trú Hoa Kỳ là gì?

Thường trú Hoa Kỳ là tình trạng di trú cho phép người nhập cư sống và làm việc vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Người nhập cư nước ngoài nhận được cư trú vĩnh viễn và hợp pháp sẽ được cấp một thẻ cư trú hay còn được biết đến là thẻ xanh. Để trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ, nhà đầu tư có thể tham gia Đầu tư EB-5 Trực tiếp (Direct EB-5). Ngay khi hồ sơ được chấp nhận, nhà đầu tư, vợ/chồng, và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của họ có thể sống và làm việc vĩnh viễn ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, họ cũng có được toàn bộ quyền công dân Hoa Kỳ sau 5 năm.

Các Quyền Thường Trú (Người Giữ Thẻ Xanh)

Thường trú nhân Hoa Kỳ, còn được gọi là những người giữ thẻ xanh, được cấp nhiều quyền lợi. Thường trú nhân có thể sống và làm việc vĩnh viễn tại bất cứ đâu ở Hoa Kỳ. Vì vậy, thường trú nhân có thể chọn để sống và làm việc ở bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ mong muốn. 

Thường trú nhân được bảo vệ hoàn toàn trước luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương của Hoa Kỳ. Thường trú nhân có quyền tiếp cận một trong những hệ thống giáo dục cao học tốt nhất trên thế giới và có thể tránh được việc nộp lệ phí quốc tế tại các trường đại học và cao đẳng trong tiểu bang. 

Nhờ việc sống ở Hoa Kỳ, thường trú nhân cũng có thể tiếp cận gần hơn đến dịch vụ chăm sóc y tế cấp thế giới. Nếu muốn, thường trú nhân cũng có thể đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian thường trú của mình. Họ cũng có quyền trở thành công dân Hoa Kỳ nếu họ chọn làm vậy, mặc dù điều này không phải yêu cầu bắt buộc cho việc thường trú.

Các Quyền Thường Trú

  • Sống và làm việc tại bất kỳ nơi nào của Hoa Kỳ
  • Được bảo vệ hoàn toàn bởi luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương Hoa Kỳ
  • Tiếp cận hệ thống giáo dục cao học đẳng cấp thế giới
  • Tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cấp thế giới
  • Có thể đi du lịch bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ
  • Lựa chọn để nhận quyền công dân Hoa Kỳ

Những trách nhiệm của Thường Trú Nhân

Bên cạnh việc được cấp những quyền mở rộng, thường trú nhân cũng phải thực hiện nhiều trách nhiệm. Họ phải nộp các loại thuế được áp dụng, giống như điều một công dân Hoa Kỳ phải làm. Điều này có nghĩa là thường trú nhân phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân với Sở Thuế Vụ Hoa Kỳ (IRS). Thuế này được dựa trên tổng thu nhập của thường trú nhân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người nhập cư từ các quốc gia có hiệp ước thuế với Hoa Kỳ có thể nhận một tín dụng để thanh toán thuế nước ngoài. Người giữ thẻ xanh cũng phải thanh toán tất cả các khoản thuế đang áp dụng tại tiểu bang. 

Giống như công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân phải đăng ký với Dịch Vụ Chọn Lọc nếu họ là nam tuổi từ 18 đến 25. Đăng ký với Dịch Vụ Chọn Lọc giúp những người đàn ông này có đủ điều kiện để được rút ra khỏi quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp Hoa Kỳ có chiến tranh. Thường trú nhân cũng phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Trách nhiệm Thường Trú

  • Trả các loại thuế áp dụng tại tiểu bang
  • Trả các loại thuế áp dụng tại liên bang
  • Đàn ông tuổi từ 18 đến 25 đăng ký Dịch Vụ Chọn Lọc
  • Phẩm chất đạo đức tốt
  • Những yêu cầu về thể chất

Thường Trú với Quyền công dân

Công dân Hoa Kỳ và thường trú không giống nhau. Thường trú nhân không được phép giữ hộ chiếu Hoa Kỳ. Thay vào đó, thường trú nhân vẫn là công dân của quốc gia mà họ mang quốc tịch. 

Để được hưởng đầy đủ các quyền công dân, thường trú nhân phải nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ. Thường trú nhân có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ toàn diện bằng cách nộp đơn xin quốc tịch thông qua USCIS. Thông thường, thường trú nhân có thể nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ đầy đủ sau thời gian 05 năm đã sống tại Hoa Kỳ.

 

Quyền Thường Trú Nhân Công dân Hoa Kỳ
Sống và làm việc tại bất cứ đâu của Hoa Kỳ?
Được bảo vệ bởi luật pháp Hoa Kỳ?
Được tiếp cận hệ thống giáo dục cao học?
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế?
Có thể đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ?
Có thể lấy hộ chiếu Hoa Kỳ? Không
Chạy đua vào hầu hết các vị trí quan chức được bầu cử? Không
Tiếp cận các lợi ích của liên bang? Không
Phải tuân theo những yêu cầu cư trú? Không

 

BÁO CÁO XỬ LÝ HỒ SƠ QUÝ 1/ FY2022 CỦA USCIS: CHỈ 16 ĐƠN I-526 ĐƯỢC DUYỆT

BÁO CÁO XỬ LÝ HỒ SƠ QUÝ 1/ FY2022 CỦA USCIS: CHỈ 16 ĐƠN I-526 ĐƯỢC DUYỆT

Dữ liệu mới nhất của USCIS về hiệu suất làm việc trong quý 1 năm tài chính 2022 (tháng 10 – 12/2021) đã được công bố tại trang dữ liệu nhập tịch và nhập cư (Immigration and Citizenship Data). Sau đây là những tóm tắt chính về báo cáo này dưới phân tích tại trang lucidtext.com.

 

 

IPO – Investor Program Office – Văn phòng Chương trình Nhà đầu tư đã giảm khối lượng xử lý I-526 xuống đáng kể vào cuối năm 2021 và cũng có số hiệu suất xử lý đơn I-829 thấp nhất trong hai năm.

Các biểu đồ tiếp theo cho thấy hiệu suất trong suốt lịch sử làm việc của IPO.

 

 

  • So sánh khối lượng Quý 1 năm tài chính 20222 (Q1 FY2022) với mức trung bình của năm 2017-2018, IPO xử lý I-829 ít hơn 2 lần và I-526 ít hơn 54 lần.
  • Hiệu suất xử lý đơn I-526 trong nửa cuối năm 2021 thấp đến mức hầu như không thể nhìn thấy trong biểu đồ so sánh và không phải do thiếu đơn I-526 để xử lý.
  • Báo cáo cho thấy khá nhiều biên nhận I-526 là các đơn EB-5 trực tiếp trong nửa cuối năm 2021, chưa kể hàng trăm trường hợp trực tiếp đang tồn đọng.

Ghi chú:

  • Số lượng từ chối đơn I-526 có vẻ cao, nhưng nhiều người trong số này thực sự là các khoản rút đơn (được mã hóa bằng số từ chối cho các báo cáo tóm tắt).
  • Số lượng tiếp nhận I-526 cao ấn tượng trong Quý 1, do chỉ có thể nộp các trường hợp trực tiếp vào tháng 10 – 12/2021.
  • Thời gian xử lý hơn 40 tháng phản ánh thực tế là IPO đã dành ra vào cuối năm 2021 để giải quyết một lượng nhỏ các đơn nộp cũ. “Thời gian xử lý được định nghĩa là số tháng phải mất để xử lý đơn từ khi nhận đến khi hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Số tháng được trình bày là số trung bình, là thời gian cần để hoàn thành 50% tổng số trường hợp được xử lý trong quý.”

USIMI GROUP rất vui được đồng hành cùng Quý nhà đầu tư trong hành trình định cư và sinh sống tại Mỹ. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về đầu tư định cư, kinh doanh tại Mỹ, Anh chị vui lòng liên hệ Hotline: 0902 64 8986 / 091 886 7009 để được hỗ trợ nhanh nhất.

5 THƯƠNG HIỆU ĐỒ ĂN NHANH NỔI TIẾNG NHẤT NƯỚC MỸ

Mỹ được xem là thiên đường của ngành kinh doanh đồ ăn nhanh với mức tiêu thụ lớn hàng đầu thế giới.

Đồ ăn nhanh là một trong những ngành kinh doanh khổng lồ ở Mỹ. Một người Mỹ trung bình theo đó chi tiêu tới 1.200 USD mỗi năm cho đồ ăn nhanh. Không dừng lại ở đây, khoảng ¼ dân số nước này ăn nhiều hơn ba bữa đồ ăn nhanh mỗi tuần.

Theo thống kê, tất cả các chuỗi nhà hàng ăn nhanh thường đứng trong top 30 chuỗi lớn nhất ở Mỹ và đạt doanh số trên 1 tỉ USD mỗi năm.

1 – SUBWAY

Subway là cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng tại Mỹ với tốc độ phát triển vượt bậc của mình. Được thành lập vào năm 1965 bởi ông Fred Deluca, ngày nay Subway có gần 40.000 cửa hàng thức ăn nhanh tại hơn 100 nước trên toàn cầu. Món ăn được người dân và du khách yêu thích nhất chính là Sanwiches kẹp thịt, xúc xích ăn kèm với các loại rau sống, cà chua hay dưa leo với nước sốt. Đây là cửa hàng thức ăn nhanh du khách nên ghé đầu tiên khi đi du lịch Mỹ để thưởng thức những món ăn rất ngon tại đây.

2 – MC DONALD’S 

Đứng sau Subway về số lượng cửa hàng nhưng McDonald’s nổi tiếng Thế Giới với món Hamburger với hơn 33.000 cửa hàng ở 119 quốc gia. McDonald’s, tên gọi đầy đủ là McDonald’s Corporation, American chuỗi thức ăn nhanh là một trong những chuỗi lớn nhất trên thế giới, được biết đến với bánh mì kẹp thịt.

Được thành lập từ giữa thế kỉ 20, McDonald’s không ngừng cải tiến các món ăn cũng như cung cách phục vụ của mình, với tiêu chí đem đến một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ cho người tiêu dùng về một chuẩn mực thức ăn nhanh. Món ăn ngon nhất tại đây là Hamburger và mỗi ngày chuỗi cửa hàng này phục vụ hơn 70 triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới.

3 – KENTUCKY FRIED CHICKEN (KFC)

Du khách đã rất quen thuộc với hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đứng chống gậy trên những cửa hàng thức ăn nhanh. Đó chính là Harland Sander, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC. Mỗi năm KFC phục vụ hơn một tỉ bữa ăn dành cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Gà tẩm bột rán là món ăn ngon nhất của KFC với công thức chế biến bí mật tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. 

Cho đến cuối năm 1997, KFC hoạt động trên 5.000 đơn vị tại Hoa Kỳ, khoảng 60% trong số đó là nhượng quyền thương mại. Ngoài nhượng quyền trực tiếp và các hoạt động thuộc sở hữu hoàn toàn, công ty tham gia vào các liên doanh, và tiếp tục điều tra các địa điểm thay thế để giành thị phần trong thị trường thức ăn nhanh ngày càng cạnh tranh. 

4 – STARBUCKS

Starbucks là công ty Mỹ có chuỗi nhà hàng cà phê lớn nhất thế giới. Trụ sở chính của nó ở Seattle, Washington. Starbucks được thành lập bởi Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl, mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1971 gần Chợ Pike Place lịch sử ở Seattle. 

Starbucks hiện nay có 17.243 cửa hàng có mặt tại hơn 60 quốc gia trên toàn Thế Giới. StarBucks nổi tiếng nhất là ở mặt hàng cà phê tuy nhiên, hãng cũng phục vụ cả bánh ngọt và đồ ăn nhẹ cho khách hàng. Vào năm 1982 Howard Schultz gia nhập hãng với vị trí giám đốc kinh doanh và tiếp thị, đây cũng là người ảnh hưởng và đưa StarBucks thành công toàn thế giới. Sau này ông trở thành CEO của hãng và cũng là người luôn nằm trong danh sách những CEO tài ba nhất Thế Giới do tạp chí Forbes bình chọn.

5 – GONG CHA

Kể từ khi thành lập vào năm 2006, Gong Cha đã mở rộng ra hơn 15 quốc gia với hơn 1500 địa điểm trên toàn thế giới. Bao gồm các quốc gia như: Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Macau, Campuchia, Brunei, Indonesia, Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. 

Vào tháng 4 năm 2014, Gong Cha USA đã mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Flushing Queens (New York). Cho đến ngày nay đã có hơn 220 cửa hàng hoạt động tại New Jersey, New York, Massachusetts, Texas (và nhiều cửa hàng nữa sắp được ra mắt). Với giá trị cốt lõi là trà chất lượng, sự đổi mới và dịch vụ đã đưa Gong Cha thành thương hiệu trà sữa trân châu thành công và phát triển liên tục trên toàn thế giới.

Tham khảo chi tiết Mô hình Nhượng quyền Thương hiệu Gong Cha tại USIMI GROUP: https://visal1.usimigroup.com