VISA BULLETIN THÁNG 5/2024 – CẬP NHẬT QUAN TRỌNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ EB-5

VISA BULLETIN THÁNG 05

Giải thích: Loại ưu tiên thứ 5 “Tạo công ăn việc làm”: 7,1% mức toàn cầu, trong đó 32% được dành riêng như sau:
• 20% dành cho người nhập cư đủ điều kiện đầu tư vào khu vực nông thôn
• 10% dành cho những người nhập cư đủ điều kiện đầu tư vào khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao
• 2% dành riêng cho những người nhập cư đủ điều kiện đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng

Continue reading

KINH NGHIỆM TÌM VIỆC LÀM DÀNH CHO NGƯỜI MỚI ĐỊNH CƯ MỸ

KINH NGHIỆM TÌM VIỆC LÀM DÀNH CHO NGƯỜI MỚI ĐỊNH CƯ MỸ

Mỹ là một điểm đến phổ biến của người nước ngoài đến sinh sống, làm việc và học tập. Tuy nhiên, việc xin thị thực để làm việc đối với một người nhập cư là điều rất khó khăn. Để giúp người nhập cư vượt qua những cản trở khi tìm việc làm ở Mỹ thì Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội luôn có những dịch vụ, kênh truyền thông để cung cấp việc làm kịp thời dành cho người mới nhập cư.

  1. So sánh mức lương việc làm ở Mỹ giữa các nhóm ngành

Số tiền bạn sẽ kiếm được trong công việc của mình ở Hoa Kỳ phụ thuộc phần lớn vào ngành, chức danh công việc, tiểu bang Hoa Kỳ và trình độ kỹ năng. Theo khảo sát tiền lương mới nhất của Điều tra dân số Hoa Kỳ, thu nhập hộ gia đình trung bình thực tế là 70.784 đô la vào năm 2021. Theo thống kê khảo sát việc làm và lương quốc gia của Bộ Lao Động, dưới đây là 8 ngành có mức lương cao nhất ở Mỹ:

Nhóm ngành Mức lương trung bình
Chế biến thực phẩm 25,000 USD/năm
Đào tạo giáo dục 57,000 USD/năm
Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp 82,000 USD/ năm
Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng 87,4000 USD/năm
Pháp lý 108,000 USD/năm
Kinh tế quản lý và ứng dụng 60,000 USD/năm đến 140,000 USD/năm
Khoa học máy tính và kỹ thuật điện 88,000 USD/năm đến 142,500 USD/năm
Dầu khí 95,000 USD/năm đến 177,000 USD/năm
  1. Khó khăn trong quá trình tìm việc làm ở Mỹ đối với người nhập cư

Những ngày đầu đặt chân đến Hoa Kỳ, sự khác biệt về ngôn ngữ, phong cách sống và văn hóa đều là rào cản lớn khiến con đường hòa nhập với quốc gia này. Đối với những người có trình độ tiếng Anh vừa phải hoặc ít thì những ngày đầu tiên đến với thế giới mới cực kỳ khó khăn. Việc sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày và công việc là điều bắt buộc. Nếu bạn muốn tìm một công việc ổn định với mức thu nhập tốt khi định cư Mỹ thì bạn phải học tiếng Anh.

Bạn phải học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, và ngay cả khi bạn hiểu những điều cơ bản nhưng mọi người vẫn khó hiểu với giọng điệu, ngữ pháp không đúng hoặc không chính xác của bạn. Nhiều trung tâm dạy tiếng Anh hỗ trợ người mới nhập cư có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp mọi nơi. Nhiều lớp học tiếng Anh như lớp học ngôn ngữ thứ hai, lớp học tiếng Anh cho người nói thứ tiếng khác hoặc lớp tiếng Anh nâng cao…

Nhiều tổ chức cộng đồng, thư viện hoặc nhóm những người tôn giáo đều có những lớp học tiếng Anh miễn phí. Ngoài ra, còn có các khóa học tiếng Anh trực tuyến miễn phí trên mạng dành cho cả người lớn và trẻ em. Học tiếng Anh cần có thời gian và bạn có thể thực hành trong khi tiếp xúc với văn hóa Mỹ càng nhiều càng tốt.

III. Cách xin việc làm ở Mỹ qua các nguồn tuyển dụng

  1. Sở Lao động Mỹ (DOL)

Nếu bạn đang tìm việc làm thời vụ hoặc tạm thời trong ngành nông nghiệp, xây dựng và các ngành khác, Bộ Lao động có một cổng thông tin tìm kiếm việc làm mà bạn có thể sử dụng để tìm việc. Website dol.gov là website chính thức của Sở lao động chịu trách nhiệm giúp đỡ cho người lao động tìm kiếm việc làm trên đất Mỹ cũng như các trường hợp nghỉ hưu và tìm việc khác.

Nếu bạn có bằng cấp giáo dục đại học như bằng cử nhân, hãy xem Upwardly Global, một tổ chức quốc gia phi lợi nhuận giúp những người nhập cư gần đây bắt đầu lại sự nghiệp của họ ở Hoa Kỳ

Một tổ chức phi lợi nhuận khác cung cấp nguồn lực cho người nhập cư là Trung tâm Tiếp đón Nhập cư ở Indianapolis. Trang web của họ cung cấp bản đồ tương tác về các lớp học tiếng Anh, dịch vụ pháp lý và danh sách việc làm.

USA Hello cũng là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người nhập cư đang tìm kiếm việc làm tại Hoa Kỳ. Tổ chức này có các mẹo về nơi tìm việc làm, cách xây dựng sơ yếu lý lịch của bạn và nơi bạn có thể học để lấy bằng tốt nghiệp trung học ở Hoa Kỳ.

  1. Các trang web kiếm việc làm ở Mỹ

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng các trang web tìm kiếm việc làm của Hoa Kỳ như: LinkedIn, Monster và ZipRecruiter để tìm việc. Hãy thử sử dụng cụm từ tìm kiếm “tài trợ thị thực” để tìm các nhà tuyển dụng sẵn sàng tài trợ cho những người nộp đơn xin thị thực.

  1. Tìm việc làm ở Mỹ thông qua dịch vụ hỗ trợ việc làm ở khu vực và địa phương

Trung tâm hỗ trợ việc Mỹ chính là dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm hay nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy các địa chỉ của trung tâm hỗ trợ việc làm gần nhất nơi mình sinh sống tại website: americasjobcenter.ca.gov

  1. Website của chính phủ Hoa Kỳ

Website của chính phủ Hoa Kỳ là usa.gov là nguồn tìm việc làm đáng tin cậy cho những người mới nhập cư bao gồm các vấn đề về tuyển dụng, xây dựng hồ sơ, trợ giúp tìm việc và nhiều thông tin quan trọng khác.

  1. Các ấn phẩm tìm việc làm ở Mỹ

Website Publications.usa.gov là website chuyên cung cấp các ấn phẩm về thị trường việc làm, tuyển dụng. Bao gồm các mẹo tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, các chế độ phúc lợi của công ty và nhiều thông tin khác.

  1. Tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp và các công việc liên bang

Bạn có thể truy cập cổng thông tin website usajobs.gov để tìm kiếm các công việc phù hợp với nghề nghiệp trên phạm vi ở liên bang. Đây là website chính thức về việc làm của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ. Hoặc bạn có thể tìm hiểu các cơ hội nghề nghiệp bởi cuốn sổ tay nghề nghiệp cung cấp thông tin hàng trăm đầu việc tại Mỹ. Mỗi phần công việc sẽ nêu chi tiết công việc, điều kiện, các kỹ năng cần thiết, mức thu nhập và các thông tin ngoài lề khác.

  1. Dựa vào các mối quan hệ ở Mỹ

Nếu bạn có mối quan hệ sẵn có ở Mỹ, bạn có thể chủ động hỏi người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc những người khác về nơi đang tuyển dụng người làm hoặc những khu vực làm việc phù hợp.

  1. Tự ứng cử xin việc làm ở Mỹ

Tự ứng cử xin việc làm ở Mỹ giúp bạn tự tin vào khả năng của mình hơn. Bạn có thể gửi hồ sơ xin việc đến các phòng nhân sự của các công ty, cơ sở kinh doanh trong vùng để hỏi. Ngoài những cách trên, nếu bạn chưa thấy đủ tự tin bạn có thể đăng ký học nghề tại những trung tâm dành cho người mới nhập cư.

KHÁI NIỆM NGÀY ƯU TIÊN TRONG DI TRÚ HOA KỲ

KHÁI NIỆM NGÀY ƯU TIÊN TRONG DI TRÚ HOA KỲ

Đối với đa số những người nhập cư vào Hoa Kỳ, có hai loại thị thực nhập cư chính: thị thực nhập cư diện gia đình và thị thực nhập cư diện việc làm và đầu tư.

  • Trong đó chia ra làm ba mục: Người thân trực hệ (“IR”), Ưu tiên Người thân trong gia đình (“FB”) và Ưu tiên dựa trên việc làm (“EB”).
  • Trong hai danh mục FB và EB có nhiều danh mục phụ để đánh giá dựa trên tình trạng mối quan hệ gia đình (FB-1 đến FB-4) hoặc cơ hội việc làm và đầu tư (EB-1 đến EB-5). Ngoài ra, đối với các loại FB và EB này, có một hạn ngạch thị thực nhập cư hàng năm cố định, giới hạn số lượng người có thể nhập cư vào Hoa Kỳ mỗi năm.

Khi nhu cầu xin thị thực nhập cư mỗi năm cao hơn so với số lượng thị thực có sẵn trong một danh mục, những danh mục này sẽ được xếp vào diện “đăng ký vượt mức”. Những người xin thị thực thuộc diện đăng ký vượt mức phải xếp hàng chờ thị thực có sẵn của những năm tiếp theo. Vị trí của người nộp đơn xin quyền lợi trong hàng đợi chính là ngày hồ sơ của họ được nộp với Sở di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (“USCIS”), hoặc trong một số trường hợp EB-2 và EB-3 khi đơn xin Chứng nhận Lao động được nộp cho Bộ Lao động. Ngày Sở hoặc Bộ nhận được hồ sơ được gọi là Ngày Ưu Tiên.

Vị trí của người xin thị thực được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (“DOS”) thể hiện trong Bản tin Chiếu khán bằng Ngày Ưu Tiên được cập nhật đều đặn mỗi tháng. USCIS cũng sử dụng Bản tin chiếu khán để xác định thời điểm người nộp đơn xin thị thực đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng của họ ở Hoa Kỳ.

Bản tin chiếu khán có liệt kê hai bảng thể hiện Ngày Ưu Tiên cho từng loại thị thực và quốc gia: (1) Bảng “Ngày đáo hạn” (Bảng A); và (2) bảng “Ngày nộp đơn” (Bảng B). Một số quốc gia có nhu cầu cao vượt trội như là Trung Quốc, El Salvador, Guatemala, Honduras, Ấn Độ, Mexico, Philippines và đôi khi là Việt Nam đối với danh mục nhà đầu tư nhập cư EB-5, có Ngày Ưu Tiên được liệt kê thành cột riêng và bị giới hạn về khoảng 7% số thị thực có sẵn trong bất kỳ hạng mục nào. Những người nộp đơn xin thị thực từ tất cả các quốc gia khác được liệt kê cùng nhau trong cột “Tất cả các khu vực được tính ngoại trừ những nơi đã được liệt kê”.

Nếu Ngày Ưu Tiên của bạn sớm hơn ngày được ghi trong bảng Ngày đáo hạn của Bản tin chiếu khán, thì có nghĩa là thị thực cho bạn đã trở nên có sẵn.

Nếu bạn đang trong hàng đợi thị thực, hãy chú ý đến Bảng B (Ngày nộp đơn) để biết khi nào bạn có thể bắt đầu quy trình xin thị thực, nhưng hãy hiểu rằng bạn vẫn có thể cần phải đợi nhiều tháng nữa trước khi có được số thị thực.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009.

 

USCIS GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA THẺ XANH LÊN ĐẾN 48 THÁNG KỂ TỪ NGÀY HẾT HẠN

USCIS GIA HẠN THỜI GIAN CỦA BIÊN NHẬN LÊN ĐẾN 48 THÁNG 

Ngày 23/01 vừa qua, Sở Di trú Mỹ (USCIS) đã công bố nâng thời gian hiệu lực của Biên nhận I-829 (Đơn yêu cầu của nhà đầu tư để xóa điều kiện về tình trạng thường trú nhân) lên đến 48 tháng, cũng như Biên nhận I-751 (Đơn yêu cầu xóa bỏ điều kiện cư trú).

Việc thay đổi này được áp dụng vào ngày 11/01 đối với Mẫu I-829 và có hiệu lực vào ngày 25/01 đối với Mẫu I-751 và đã được USCIS thực hiện nhằm đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ.

Biên nhận này sẽ sử dụng song song cùng với mã số I-551 (số Thẻ Thường trú hoặc số Thẻ Xanh) được coi là bằng chứng về việc tiếp tục duy trì tình trạng Thường trú nhân tại Mỹ thêm 48 tháng sau ngày hết hạn trên thẻ xanh 2 năm của họ, trong khi hồ sơ vẫn đang chờ USCIS giải quyết.

USCIS đã cập nhật thông tin trên Mẫu I-751 và I-829 để gia hạn hiệu lực của Thẻ xanh đến 48 tháng sau khi hết hạn. Sau đó, sẽ phát hành thông báo Biên nhận mới cho thường trú nhân đủ điều kiện trước đây đã nhận được thông báo với thời gian gia hạn ngắn hơn 48 tháng và trường hợp của họ vẫn đang chờ xử lý. Những thông báo biên lai này cùng với Thẻ xanh đã hết hạn sẽ là căn cứ về tình trạng tiếp tục tình trạng thường trú nhân trong thời gian chờ I-751 hoặc I-829 xử lý.

Ngoài ra, USCIS lưu ý, những thường trú nhân có điều kiện dự định ở bên ngoài nước Mỹ từ một năm trở lên nên xin giấy phép tái nhập cảnh bằng cách nộp đơn I-131 (giấy phép di chuyển ra vào nước Mỹ – Application for Travel Document), trước khi rời khỏi đất nước.

Ý nghĩa việc nâng thời gian hiệu lực của Biên nhận I-829

Thông thường, sau khi thẻ xanh có điều kiện 2 năm của nhà đầu tư EB-5 sắp hết hạn, họ sẽ phải nộp đơn I-829 lên Sở Di trú Mỹ để gỡ bỏ tình trạng này, và xin chuyển từ thẻ xanh 2 năm sang thẻ xanh 10 năm.

Sau khi đơn hoàn tất, nhà đầu tư sẽ nhận được một biên nhận (receipt notice) xác nhận hồ sơ đã được ghi nhận vào hệ thống của USCIS (đương đơn đã hoàn tất việc nộp đơn I-829 hoặc I-751 hợp lệ). Trước đây, thời gian hiệu lực của Biên nhận I-829 là 18 tháng.

Mục đích của việc USCIS nâng thời gian hiệu lực của Biên nhận để phù hợp với thời gian xử lý hiện tại cho đơn I-829 và I-751, nhất là trong bối cảnh số lượng đơn nhận được tăng lên đáng kể trong năm qua. Điều này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong thời gian hồ sơ của họ vẫn đang chờ USCIS xử lý.

——————————————————-

USIMI GROUP – Kinh nghiệm hơn 20 năm thực hiện thành công hàng trăm hồ sơ EB5, L1A, E2…

📍 1B13, Đường số 27, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM

☎️ Hotline: 0902 64 8986 / 091 886 7009

Lệ phí định cư Mỹ có thể gia tăng hơn gấp ba

Lệ phí định cư Mỹ có thể gia tăng hơn gấp ba 

Các đề xuất gia tăng lệ phí định cư Mỹ đã được công bố trên Công báo Liên bang (Federal Register – FR) bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (Department of Homeland Security – DHS), cơ quan mẹ của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (US Citizenship and Immigration Services – USCIS) – cơ quan có nhiệm vụ xử lý các yêu cầu liên quan đến định cư Mỹ và nhập tịch Mỹ.

 

Dự kiến như sau:

  • Lệ phí xin thị thực định cư Mỹ diện EB-5 có thể tăng mạnh từ 3.675 USD lên đến 11.160 USD. Lệ phí của thị thực L (L-1A) và H1 (H-1B) cũng sẽ gia tăng.
  • Lệ phí thị thực định cư Mỹ EB-5 dành cho các nhà đầu tư và doanh nhân sẽ tăng mạnh 204% (từ 3.675 USD hiện tại lên đến 11.160 USD).
  • Lệ phí của thị thực L – luân chuyển nhân viên trong nội bộ công ty sang Mỹ – tăng 201% (từ 460 USD lên 1.385 USD).
  • Lệ phí cho thị thực H-1B (định cư Mỹ theo diện làm việc) tăng cao nhất – tăng đến 2.050% (từ 10 USD hiện tại lên đến mức 215 USD). Lệ phí của các dạng thị thực H-1 (bao gồm H-1B) tăng 70%, từ 460 USD lên 780 USD. Mỹ cấp khoảng 85.000 thị thực theo chương trình H-1B cho người nước ngoài làm việc tại các công ty Mỹ để giải quyết tình trạng thiếu lao động tại địa phương trong các ngành nghề đặc biệt.
  • Lệ phí thị thực O cho người có kỹ năng nổi trội tăng 129%.
  • Phí dịch vụ định cư Mỹ chất lượng cao của tất cả các loại thị thực vẫn sẽ ở mức 2.500 USD như cũ. Một số loại chi phí khác có thể giảm.

 

USCIS cho biết việc gia tăng lệ phí xuất phát từ hiện trạng thực tế: 98% nguồn kinh phí hoạt động của Sở Di trú đến từ các khoản lệ phí này chứ không phải từ sự phân bổ của Quốc hội.

Hiện nay, đề xuất gia tăng lệ phí định cư Mỹ vẫn đang chờ đánh giá và xét duyệt. Trong thời điểm chuyển giao quan trọng này, những nhà đầu tư và doanh nhân có dự định nhập cư Mỹ theo diện thị thực EB-5 cần nhanh chóng xúc tiến hồ sơ để tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ.

Trong quá trình thực hiện thủ tục và lựa chọn dự án đầu tư EB-5 an toàn, quý nhà đầu tư hãy liên hệ với các chuyên gia đến từ tập đoàn tư vấn định cư Mỹ AIMS, để được tiếp cận với các dự án EB-5 sắp hoặc đã hoàn thiện, được chính phủ Mỹ phê duyệt, đảm bảo quyền lợi thẻ xanh Mỹ và giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm hồ sơ xin thị thực EB-5. 

 

BẢN TIN THỊ THỰC HOA KỲ – VISA BULLETIN THÁNG 02/2023

BẢN TIN THỊ THỰC HOA KỲ  – VISA BULLETIN THÁNG 02/2023

Bản tin visa bulletin tháng 2/2023, visa EB-5 liên tục trong nhiều tháng luôn ở tình trạng sẵn sàng dành cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Nếu như EB-5 đang có sẵn visa thì EB-3 diện lao động phổ thông đang tồn đọng visa, thể hiện ở bảng A – Ngày phát hành visa và bảng B – Ngày nộp hồ sơ xin visa. Theo phân tích của chuyên gia, với chính sách cởi mở và chào đón người lao động nước ngoài từ hậu COVID – 19, số lượng người nộp đơn chương trình EB-3 diện lao động phổ thông trên toàn thế giới đã tăng vọt. Đây là con đường sở hữu thẻ xanh Mỹ khả thi nhất dành cho người lao động nước ngoài với chi phí hợp lý và các yêu cầu đầu vào phù hợp với số đông.

 

Diện Định Cư Dựa Trên Việc Làm

  • EB-1: Người lao động được ưu tiên: Hạn mức visa 28,6% mức ưu tiên dựa trên việc làm trên toàn thế giới, cộng với bất kỳ số visa chưa cấp hết của diện EB-4 và EB-5.
  • EB-2: Thành viên của các ngành nghề chuyên nghiệp, có bằng cấp cao hoặc người có khả năng vượt trội. Hạn mức visa 28,6% mức ưu tiên dựa trên việc làm trên toàn thế giới, cộng với số visa chưa cấp hết của diện EB-1.
  • EB-3: Lao động kỹ năng, chuyên gia và lao động khác: Hạn mức visa 28,6% mức độ trên toàn thế giới, cộng với bất kỳ số visa chưa cấp hết của EB-1 và EB-2. Trong đó cấp không quá 10.000 visa cho diện “Lao động khác”.
  • EB-4: Một số người nhập cư đặc biệt. Hạn mức 7,1% mức trên toàn thế giới.
  • EB-5: Tạo việc làm: 7,1% mức trên toàn thế giới, trong đó 32% được dành như sau: 20% dành cho khu vực nông thôn; 10% dành cho khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao; và 2% dành cho các dự án cơ sở hạ tầng. 68% còn lại được phân bổ cho tất cả diện EB-5 khác

 

Ngày Hành Động Cuối/ Ngày Ưu Tiên 

Ngày Nộp Hồ Sơ

Định Cư Mỹ Diện Bảo Lãnh Gia Đình (Family Sponsored)

  • F1: Hạn mức visa 23.400 cộng với bất kỳ số visa chưa cấp hết của diện F4.
  • F2: Hạn mức visa 114.200, cộng với số (nếu có) mà mức ưu tiên gia đình trên toàn thế giới vượt quá 226.000, cộng với bất kỳ visa diện F1 nào chưa cấp hết.
  • F2A: Hạn mức visa 77% giới hạn ưu tiên của diện F2, trong đó 75% được miễn giới hạn cho mỗi quốc gia;
  • F2B: 23% giới hạn ưu tiên của diện F2.
  • F3: Hạn mức 23.400, cộng với bất kỳ visa nào chưa cấp hết của diện F1 và F2.
  • F4: 65.000, cộng với bất kỳ số visa nào chưa cấp hết của 3 diện F1, F2, F3.

Ngày Hành Động Cuối/ Ngày Ưu Tiên

Ngày Nộp Hồ Sơ

 

LỘ TRÌNH NHẬP TỊCH MỸ SAU KHI CÓ THẺ XANH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH EB-5

LỘ TRÌNH NHẬP TỊCH MỸ SAU KHI CÓ THẺ XANH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH EB-5

Trở thành công dân Mỹ với những phúc lợi hàng đầu và cho con hưởng nền giáo dục toàn diện là mơ ước của nhiều gia đình trên thế giới. Mỹ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài lấy quyền công dân qua chương trình đầu tư định cư diện EB-5.

Đầu tư diện EB-5 lấy thẻ xanh đến quốc tịch Mỹ là con đường chính thống và tiện lợi dành cho những gia đình có khả năng tài chính, không yêu cầu trình độ chuyên môn. Vậy sau khi có Thẻ xanh thì lộ trình nhập tịch Mỹ như thế nào, nhà đầu tư theo dõi bài viết sau đây!

Điều kiện nhập tịch Mỹ

Sau 5 năm ở Mỹ, đã có thẻ xanh vĩnh viễn và thỏa các điều kiện dưới đây, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin cấp quốc tịch Mỹ:

  • Thỏa điều kiện về cư trú liên tục ở Mỹ: Sống ở Mỹ với tư cách là thường trú nhân ít nhất 5 năm trước ngày nộp hồ sơ. Đương đơn có thể rời Mỹ trong khoảng thời gian dưới 6 tháng. Nếu vắng mặt ở Mỹ trên 6 tháng, đương đơn sẽ không đủ điều kiện nhập tịch Mỹ và phải bắt đầu thời gian cư trú liên tục mới.
  • Thỏa điều kiện về số ngày hiện diện thực tế: Có mặt ở Mỹ ít nhất 30 tháng trong 5 năm trước ngày nộp hồ sơ.
  • Sống ít nhất 3 tháng tại tiểu bang nơi đương đơn nộp hồ sơ xin quốc tịch.
  • Thỏa điều kiện về trình độ tiếng Anh: có thể đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản.
  • Biết các thông tin cơ bản về lịch sử và Chính phủ Mỹ.
  • Tư cách đạo đức tốt, không có tiền án tiền sự ở trong và ngoài nước Mỹ.
  • Hiểu và chấp thuận các nguyên tắc của Hiến pháp Mỹ.

Quy trình nhập tịch Mỹ

Quy trình nhập tịch Mỹ bao gồm 10 bước sau:

  • Bước 1: Xác định xem đương đơn đã là công dân Mỹ chưa.
  • Bước 2: Xem xét đã thỏa các điều kiện xin cấp quốc tịch Mỹ chưa.
  • Bước 3: Chuẩn bị Đơn N-400, hồ sơ xin nhập tịch.
  • Bước 4: Nộp Đơn N-400, các tài liệu liên quan và phí xét duyệt hồ sơ cho USCIS.
  • Bước 5: Đến buổi hẹn sinh trắc học (lấy dấu vân tay).
  • Bước 6: Tham dự buổi phỏng vấn nhập tịch: Tại buổi phỏng vấn, đương đơn cần trả lời các câu hỏi của nhân viên USCIS về Đơn N-400, làm bài thi nhập tịch và bài kiểm tra trình độ tiếng Anh.
  • Bài thi nhập tịch: Bộ câu hỏi kiểm tra nhập tịch gồm 100 câu hỏi liên quan đến lịch sử và Chính phủ Mỹ. Trong buổi phỏng vấn nhập tịch, đương đơn sẽ được hỏi tối đa 10 câu từ danh sách 100 câu. Để vượt qua bài thi này, đương đơn phải trả lời đúng 6/10 câu hỏi.
  • Bài kiểm tra tiếng Anh:
    • Khả năng nói: Khả năng nói tiếng Anh của đương đơn sẽ được nhân viên USCIS xác nhận qua phần phỏng vấn về Đơn N-400.
    • Khả năng đọc: Đương đơn phải đọc to và chính xác 1 trong 3 câu do USCIS yêu cầu để chứng minh khả năng đọc tiếng Anh. Nội dung các câu sẽ tập trung vào các chủ đề công dân và lịch sử Mỹ.
    • Khả năng viết: Đương đơn phải viết chính xác 1 trong 3 câu để chứng minh khả năng viết tiếng Anh. 

Người nộp hồ sơ nhập tịch có 2 cơ hội làm bài thi nhập tịch. Nếu lần đầu không đạt 1 trong các phần của bài thi, đương đơn sẽ được kiểm tra lại phần đã rớt trong khoảng 60-90 ngày kể từ buổi phỏng vấn đầu tiên.

  • Bước 7: Nhận kết quả xét duyệt hồ sơ xin nhập tịch từ USCIS.

Nếu hồ sơ bị bác, USCIS sẽ nêu rõ lý do vì sao bác bỏ hồ sơ. Nếu không đồng thuận với quyết định của USCIS, trong vòng 30 ngày từ khi hồ sơ bị bác, đương đơn có thể nộp Đơn N-336, yêu cầu USCIS xem xét lại.

  • Bước 8: Nếu hồ sơ được chấp thuận, đương đơn sẽ được thông báo thời gian tham dự buổi lễ nhập tịch Tuyên thệ trung thành (Oath of Allegiance).
  • Bước 9: Tham dự buổi lễ nhập tịch, chính thức trở thành công dân Mỹ;
  • Bước 10: Hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với tư cách là công dân Mỹ.

Duy trì quốc tịch Mỹ

Sau khi có quốc tịch Mỹ, nhà đầu tư sẽ không cần phải lo lắng về các điều kiện duy trì quốc tịch. Nhà đầu tư và gia đình sẽ được tự do sinh sống, học tập, làm việc và hưởng đầy đủ các phúc lợi về y tế, giáo dục… như công dân Mỹ; có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định dành cho công dân Mỹ.

Tìm hiểu thêm chương trình đầu tư định cư EB-5, liên hệ ngay Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009 để gặp chuyên gia và luật sư di trú Mỹ.

 

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHI HỒ SƠ EB1-C BỊ TỪ CHỐI

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHI HỒ SƠ EB1-C BỊ TỪ CHỐI

Để có thể định cư hợp pháp và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, những nhà quản lý và điều hành công ty đa quốc gia đều cần đến visa EB-1C. Tuy nhiên quá trình làm hồ sơ xin visa EB-1C cũng có thể gặp phải những khó khăn nhất định. 

Những lợi thế khi định cư Mỹ theo diện EB-1C:

  • Thủ tục chỉ bắt đầu từ Sở Di trú Hoa Kỳ do đây là trường hợp tự bảo lãnh.
  • Đương đơn có thể xin xét duyệt hồ sơ cấp tốc để rút ngắn thời gian làm thủ tục.
  • Người được cấp EB-1C có thể cư trú ở bất kỳ đâu trên đất Mỹ.
  • Người được cấp EB-1C có thể tự do xin việc, kinh doanh, học tập… tại Mỹ.
  • Vợ/chồng và con dưới 21 tuổi của người được cấp EB-1C sẽ được cấp Thẻ xanh và được quyền tự do học tập, làm việc, kinh doanh tại Mỹ.

Cần làm gì nếu hồ sơ bị từ chối do thiếu các bằng chứng xác thực? 

  • Làm việc với luật sư để khắc phục các lỗi sai sót trong đơn hay bổ sung các tài liệu còn thiếu. Ngay sau đó, hãy yêu cầu chủ lao động của mình tiếp tục nộp đơn xin visa EB-1C lần thứ hai.
  • Rà soát lại hồ sơ cùng luật sư di trú và đề nghị được xem xét lại các trường hợp bạn cho là đã bị đánh giá sai.
  • Kháng nghị lại quyết định của các viên chức thẩm định.
  • Dự phòng cách thức định cư khác như yêu cầu xin thẻ xanh ở mức độ khác dựa trên các bằng chứng pháp lý mà mình hiện đang có. Ví dụ như diện EB-2, EB-3…

Hãy liên hệ ngay USIMI khi cần giải quyết hồ sơ EB-1C

Nếu anh chị gặp các vấn đề xoay quanh hồ sơ visa EB-1C hãy liên hệ ngay các luật sư di trú và chuyên viên của USIMI GROUP qua Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009. Với chuyên môn và kiến thức rộng hơn, nhất là về các vấn đề pháp lý, luật sư sẽ giúp đưa ra các bằng chứng hợp lệ hoặc bổ sung hồ sơ cho anh chị.

 

USCIS CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH ĐỂ TỰ ĐỘNG GIA HẠN THẺ XANH CHO NGƯỜI NỘP ĐƠN XIN NHẬP TỊCH

USCIS CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH ĐỂ TỰ ĐỘNG GIA HẠN THẺ XANH CHO NGƯỜI NỘP ĐƠN XIN NHẬP TỊCH

Bắt đầu từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã cập nhật Sổ tay Chính sách, cho phép cơ quan này tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Xanh cho những thường trú nhân (TTN) hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Cập nhật này dự kiến sẽ giúp những người nộp đơn xin nhập tịch được xử lý nhanh hơn khi được gia hạn Thẻ Xanh mà không cần phải nộp Đơn I-90 (Đơn Thay Thế Thẻ Xanh). Những TTN đã nộp Đơn N-400 (Đơn xin Nhập tịch) có thể gia hạn thẻ ngay cả khi họ không nộp Đơn I-90.

USCIS sẽ cập nhật thông tin mới này lên giấy biên nhận của Đơn N-400 để gia hạn Thẻ Xanh lên đến 24 tháng cho đương đơn. Giấy biên nhận có thể được xuất trình cùng với Thẻ Xanh đã hết hạn để làm bằng chứng về việc duy trì tình trạng, xác định danh tính và được dùng như giấy phép làm việc theo Danh sách A của Mẫu Đơn Xác Minh Đủ Điều Kiện Làm Việc (I-9).

Trước khi có sự thay đổi này, theo chính sách cũ của USCIS, những người xin nhập tịch nếu không nộp đơn ít nhất sáu tháng trước ngày Thẻ xanh hết hạn cần phải nộp Đơn I-90 để duy trì tài liệu phù hợp về tình trạng hợp pháp của họ. Còn lại, những người nộp đơn ít nhất sáu tháng trước khi Thẻ xanh hết hạn có đủ điều kiện được đóng tem tài liệu nhận dạng và viễn thông (“ADIT”) lên hộ chiếu. Dấu này chính là bằng chứng tạm thời về tình trạng TTN của họ.

USCIS ra bản cập nhật này thể hiện rằng họ nhận thấy quá trình xử lý hiện tại mất nhiều thời gian, đồng thời cải thiện tính linh hoạt và mức độ hiệu quả bằng cách giảm số lượng cuộc hẹn đóng dấu ADIT tại các văn phòng thực địa cũng như số lượng Đơn I-90 đã nộp.

Việc gia hạn sẽ áp dụng cho tất cả những người nộp Đơn N-400 từ ngày 12 tháng 12 năm 2022 trở đi. Đối với những TTN đã nộp đơn xin nhập tịch trước ngày 12 tháng 12, họ sẽ không nhận được Giấy báo nhận Đơn N-400 kèm nội dung gia hạn. Nếu Thẻ Xanh của họ hết hạn, họ vẫn phải nộp Đơn I-90 hoặc đi đóng tem ADIT lên hộ chiếu để duy trì bằng chứng hợp lệ về tình trạng TTN hợp pháp.

Cập nhật này không áp dụng cho những TTN hợp pháp bị mất Thẻ Xanh. Họ vẫn cần phải nộp Đơn I-90 ngay cả khi đã nộp đơn xin nhập tịch và được gia hạn tự động theo chính sách mới. Lý do là những người không phải công dân luôn phải mang theo bằng chứng về tình trạng cư trú của mình, trong trường hợp này là Thẻ Xanh. Những ai nộp đơn yêu cầu đóng dấu ADIT có thể lên lịch hẹn tại Văn phòng Thực địa của USCIS bằng cách liên hệ với Trung tâm Liên hệ của USCIS.

Quý anh chị nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ định cư Mỹ, vui lòng gọi Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009 để gặp Luật sư hoặc Chuyên viên tư vấn USIMI GROUP.

 

BUỔI PHỎNG VẤN VISA MỸ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

BUỔI PHỎNG VẤN VISA MỸ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Phỏng vấn thị thực định cư được tiến hành tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các bước diễn ra khi đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ theo thứ tự:

  1. Đi qua cổng an ninh.
  2. Lấy dấu vân tay.
  3. Nộp đầy đủ các giấy tờ được yêu cầu và trả lời một số câu hỏi cơ bản
  4. Đóng các loại phí, nếu trước đó chưa đóng. Nếu không chắc rằng phí này đã được đóng trước đây, vui lòng mang số tiền phí trên đến buổi phỏng vấn.
  5. Dự phỏng vấn với viên chức Hoa Kỳ

 

Vào ngày phỏng vấn, đương đơn cần có mặt tại Lãnh sự quán với thư mời phỏng vấn và các giấy tờ khác cho buổi phỏng vấn.  Đương đơn cần trình thư mời và hộ chiếu cho nhân viên an ninh ở cửa ra vào để vào trong Lãnh sự quán.

Viên chức Hoa Kỳ có thể phỏng vấn bằng tiếng Việt.  Nếu Quý vị vẫn không hiểu các câu hỏi của viên chức Hoa Kỳ, nhân viên địa phương sẽ giúp thông dịch cho Quý vị.

Người đại diện pháp lý của hồ sơ không được phép tham dự buổi phỏng vấn xin thị thực. Những ai không có tên trên thư mời sẽ không được vào bên trong Lãnh sự quán trong suốt buổi phỏng vấn trừ các trường hợp sau đây:

  • Người bảo lãnh
  • Cha, mẹ hay người bảo hộ của đương đơn dưới 17 tuổi
  • Cha, mẹ, hay người bảo hộ của đương đơn gặp khó khăn về tinh thần/ thể chất (bị tàn tật)
  • Con trai, con gái hay người chăm sóc của đương đơn lớn tuổi (trên 70 tuổi).
  • Một thông dịch viên nếu đương đơn không thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Việt đủ lưu loát để có thể tham gia phỏng vấn.

 

Lưu ý: Nếu có con nhỏ và không có tên trên thư mời phỏng vấn, Anh chị nên sắp xếp người chăm sóc con trong thời gian tham dự phỏng vấn vì con của Anh chị sẽ không được vào bên trong khu vực phỏng vấn. Các thành viên khác trong gia đình, người thân hoặc bạn bè nếu không thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên cũng sẽ không được vào bên trong tòa nhà Lãnh sự quán.

Chúng tôi nỗ lực giải quyết hồ sơ một cách nhanh nhất có thể được. Tuy nhiên, do số lượng đương đơn xin thị thực mỗi ngày rất lớn, Quý vị cần chuẩn bị để có mặt ở Lãnh sự quán vài tiếng đồng hồ cho tiến trình phỏng vấn.

Nếu hồ sơ được chấp thuận, Quý vị sẽ nộp hộ chiếu để in thị thực. 

Nếu hồ sơ không được chấp thuận, viên chức phỏng vấn sẽ cấp cho Quý vị giấy từ chối OF-194 (“giấy xanh”) hướng dẫn các bước tiếp theo cần thực hiện để hoàn tất hồ sơ của Quý vị. 

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG
Từ ngày 12/4/2022, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM sẽ KHÔNG PHỎNG VẤN những đương đơn xin thị thực định cư không đem đầy đủ TẤT CẢ các giấy tờ được yêu cầu đến buổi phỏng vấn và không tải đầy đủ TẤT CẢ các giấy tờ được yêu cầu lên hệ thống CEAC. 

 

Quý anh chị nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Chương trình Đầu tư định cư Mỹ, vui lòng gọi Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009 để gặp Luật sư hoặc Chuyên viên tư vấn USIMI GROUP.