LỘ TRÌNH NHẬP TỊCH MỸ SAU KHI CÓ THẺ XANH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH EB-5

Trở thành công dân Mỹ với những phúc lợi hàng đầu và cho con hưởng nền giáo dục toàn diện là mơ ước của nhiều gia đình trên thế giới. Mỹ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài lấy quyền công dân qua chương trình đầu tư định cư diện EB-5.

Đầu tư diện EB-5 lấy thẻ xanh đến quốc tịch Mỹ là con đường chính thống và tiện lợi dành cho những gia đình có khả năng tài chính, không yêu cầu trình độ chuyên môn. Vậy sau khi có Thẻ xanh thì lộ trình nhập tịch Mỹ như thế nào, nhà đầu tư theo dõi bài viết sau đây!

Điều kiện nhập tịch Mỹ

Sau 5 năm ở Mỹ, đã có thẻ xanh vĩnh viễn và thỏa các điều kiện dưới đây, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin cấp quốc tịch Mỹ:

  • Thỏa điều kiện về cư trú liên tục ở Mỹ: Sống ở Mỹ với tư cách là thường trú nhân ít nhất 5 năm trước ngày nộp hồ sơ. Đương đơn có thể rời Mỹ trong khoảng thời gian dưới 6 tháng. Nếu vắng mặt ở Mỹ trên 6 tháng, đương đơn sẽ không đủ điều kiện nhập tịch Mỹ và phải bắt đầu thời gian cư trú liên tục mới.
  • Thỏa điều kiện về số ngày hiện diện thực tế: Có mặt ở Mỹ ít nhất 30 tháng trong 5 năm trước ngày nộp hồ sơ.
  • Sống ít nhất 3 tháng tại tiểu bang nơi đương đơn nộp hồ sơ xin quốc tịch.
  • Thỏa điều kiện về trình độ tiếng Anh: có thể đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản.
  • Biết các thông tin cơ bản về lịch sử và Chính phủ Mỹ.
  • Tư cách đạo đức tốt, không có tiền án tiền sự ở trong và ngoài nước Mỹ.
  • Hiểu và chấp thuận các nguyên tắc của Hiến pháp Mỹ.

Quy trình nhập tịch Mỹ

Quy trình nhập tịch Mỹ bao gồm 10 bước sau:

  • Bước 1: Xác định xem đương đơn đã là công dân Mỹ chưa.
  • Bước 2: Xem xét đã thỏa các điều kiện xin cấp quốc tịch Mỹ chưa.
  • Bước 3: Chuẩn bị Đơn N-400, hồ sơ xin nhập tịch.
  • Bước 4: Nộp Đơn N-400, các tài liệu liên quan và phí xét duyệt hồ sơ cho USCIS.
  • Bước 5: Đến buổi hẹn sinh trắc học (lấy dấu vân tay).
  • Bước 6: Tham dự buổi phỏng vấn nhập tịch: Tại buổi phỏng vấn, đương đơn cần trả lời các câu hỏi của nhân viên USCIS về Đơn N-400, làm bài thi nhập tịch và bài kiểm tra trình độ tiếng Anh.
  • Bài thi nhập tịch: Bộ câu hỏi kiểm tra nhập tịch gồm 100 câu hỏi liên quan đến lịch sử và Chính phủ Mỹ. Trong buổi phỏng vấn nhập tịch, đương đơn sẽ được hỏi tối đa 10 câu từ danh sách 100 câu. Để vượt qua bài thi này, đương đơn phải trả lời đúng 6/10 câu hỏi.
  • Bài kiểm tra tiếng Anh:
    • Khả năng nói: Khả năng nói tiếng Anh của đương đơn sẽ được nhân viên USCIS xác nhận qua phần phỏng vấn về Đơn N-400.
    • Khả năng đọc: Đương đơn phải đọc to và chính xác 1 trong 3 câu do USCIS yêu cầu để chứng minh khả năng đọc tiếng Anh. Nội dung các câu sẽ tập trung vào các chủ đề công dân và lịch sử Mỹ.
    • Khả năng viết: Đương đơn phải viết chính xác 1 trong 3 câu để chứng minh khả năng viết tiếng Anh. 

Người nộp hồ sơ nhập tịch có 2 cơ hội làm bài thi nhập tịch. Nếu lần đầu không đạt 1 trong các phần của bài thi, đương đơn sẽ được kiểm tra lại phần đã rớt trong khoảng 60-90 ngày kể từ buổi phỏng vấn đầu tiên.

  • Bước 7: Nhận kết quả xét duyệt hồ sơ xin nhập tịch từ USCIS.

Nếu hồ sơ bị bác, USCIS sẽ nêu rõ lý do vì sao bác bỏ hồ sơ. Nếu không đồng thuận với quyết định của USCIS, trong vòng 30 ngày từ khi hồ sơ bị bác, đương đơn có thể nộp Đơn N-336, yêu cầu USCIS xem xét lại.

  • Bước 8: Nếu hồ sơ được chấp thuận, đương đơn sẽ được thông báo thời gian tham dự buổi lễ nhập tịch Tuyên thệ trung thành (Oath of Allegiance).
  • Bước 9: Tham dự buổi lễ nhập tịch, chính thức trở thành công dân Mỹ;
  • Bước 10: Hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với tư cách là công dân Mỹ.

Duy trì quốc tịch Mỹ

Sau khi có quốc tịch Mỹ, nhà đầu tư sẽ không cần phải lo lắng về các điều kiện duy trì quốc tịch. Nhà đầu tư và gia đình sẽ được tự do sinh sống, học tập, làm việc và hưởng đầy đủ các phúc lợi về y tế, giáo dục… như công dân Mỹ; có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định dành cho công dân Mỹ.

Tìm hiểu thêm chương trình đầu tư định cư EB-5, liên hệ ngay Hotline 0902 64 8986 / 091 886 7009 để gặp chuyên gia và luật sư di trú Mỹ.

 

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *