HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC MỞ DOANH NGHIỆP TẠI MỸ 2025

Với hơn 330 triệu dân cùng nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ không chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ mà còn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư khởi nghiệp. Sự minh bạch trong chính sách, hệ thống pháp lý vững mạnh và cơ hội mở rộng thương hiệu quốc tế khiến việc mở doanh nghiệp tại Mỹ trở thành mục tiêu của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là khi những thay đổi trong chính sách và môi trường kinh doanh dưới thời Tổng thống Donald Trump tái đắc cử sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp nước ngoài. 

Vậy làm thế nào để tận dụng những cơ hội này và mở công ty tại Mỹ một cách hiệu quả trong bối cảnh mới? Sau đây là các bước mở doanh nghiệp tại Mỹ giúp các nhà đầu tư chuẩn bị sẵn sàng chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

mo-doanh-nghiep-tai-my-5
Mỹ mang đến cơ hội tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp phát triển

Vì sao nên mở doanh nghiệp tại Mỹ?

1. Tiềm năng thị trường lớn

Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới với hơn 330 triệu người dân, mang đến cơ hội tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp phát triển. Với sự đa dạng và phong phú về nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng từ nhiều tầng lớp khác nhau để mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế.

2. Hệ thống pháp lý ổn định

Mỹ luôn được biết đến với hệ thống pháp lý minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các quy định về quyền sở hữu tài sản trí tuệ, hợp đồng và thương mại quốc tế đều rõ ràng. Điều này tạo nên môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi cho doanh nhân trong và ngoài nước.

3. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc tế

Mở doanh nghiệp kinh doanh tại Mỹ không chỉ mang lại lợi ích về tài chính mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu quốc tế. Mỹ là một nền kinh tế phát triển với sự công nhận cao về các thương hiệu. Sở hữu một doanh nghiệp tại Mỹ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu, dễ dàng mở rộng ra thị trường toàn cầu.

mo-doanh-nghiep-tai-my-1
Các loại hình doanh nghiệp có thể được thành lập tại Mỹ

Các loại hình doanh nghiệp có thể được thành lập tại Mỹ

Dưới đây là 4 loại hình mà nhà nhà đầu tư cần biết khi bắt đầu mở doanh nghiệp tại Mỹ:

Sole Proprietorship: Công ty tư nhân

Sole Proprietorship phù hợp cho các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, muốn có sự tự do và kiểm soát hoàn toàn nhưng cần chấp nhận một số bất cập về trách nhiệm.

Ưu điểm:

  • Đơn giản và dễ thành lập: Đây là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, không yêu cầu các thủ tục pháp lý phức tạp.
  • Kiểm soát toàn bộ: Chủ doanh nghiệp có quyền kiểm soát toàn bộ quyết định và hoạt động của công ty.
  • Thuế đơn giản: Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được tính trực tiếp vào thu nhập cá nhân của chủ sở hữu, giúp giảm bớt các thủ tục thuế.

Nhược điểm:

  • Trách nhiệm vô hạn: Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty, khiến tài sản cá nhân bị rủi ro.
  • Khó huy động vốn: Việc tìm kiếm nguồn vốn hoặc vay vốn có thể khó khăn hơn so với các loại hình khác.

Limited Liability Company (LLC) – Công ty trách nhiệm hữu hạn

LLC là lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sự linh hoạt về thuế và bảo vệ tài sản cá nhân.

Ưu điểm:

  • Trách nhiệm hạn chế: Chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với nợ nần của công ty, bảo vệ tài sản cá nhân.
  • Linh hoạt trong quản lý và thuế: LLC có thể chọn cách thức đánh thuế là doanh nghiệp hoặc cá nhân, tùy theo lợi ích của chủ sở hữu.
  • Dễ dàng thành lập và quản lý: Thủ tục thành lập đơn giản hơn so với các loại hình khác như C-Corp hay S-Corp.

Nhược điểm:

  • Thuế tiểu bang và phí đăng ký: Một số bang yêu cầu thuế tiểu bang đối với LLC, cộng thêm phí duy trì hàng năm có thể tốn kém.
  • Hạn chế trong việc chia cổ phần: Việc chia quyền sở hữu cho các nhà đầu tư không dễ dàng như C-Corp.
 

Công ty cổ phần – Corporation (C-Corp) 

C-Corp là sự lựa chọn tối ưu cho những nhà đầu tư muốn huy động vốn lớn và có kế hoạch phát triển lớn mạnh. Nhưng phải đối mặt với thuế kép và quản lý phức tạp.

Ưu điểm:

  • Khả năng huy động vốn lớn: C-Corp có thể phát hành cổ phiếu và thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Trách nhiệm hạn chế: Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.
  • Cải thiện uy tín: Là một công ty có tư cách pháp lý rõ ràng, C-Corp thường được coi trọng hơn trong các giao dịch lớn.

Nhược điểm:

  • Thuế kép: Doanh thu của công ty phải chịu thuế doanh nghiệp, sau đó cổ đông phải trả thuế cá nhân khi nhận cổ tức.
  • Quản lý phức tạp: C-Corp yêu cầu một cấu trúc quản lý phức tạp với hội đồng quản trị và các cuộc họp thường xuyên.

Công ty cổ phần – Corporation (S-Corp) 

S-Corp phù hợp với các công ty nhỏ muốn tránh thuế kép và không có nhu cầu huy động vốn từ các nhà đầu tư lớn.

Ưu điểm:

  • Thuế một lần: Doanh thu của công ty được tính trực tiếp vào thu nhập cá nhân của các cổ đông, tránh được thuế kép.
  • Trách nhiệm hạn chế: Như C-Corp, các cổ đông không chịu trách nhiệm cá nhân đối với nợ của công ty.

Nhược điểm:

  • Giới hạn cổ đông: S-Corp chỉ có thể có tối đa 100 cổ đông và tất cả phải là công dân hoặc cư dân hợp pháp của Mỹ.
  • Yêu cầu quản lý nghiêm ngặt: S-Corp yêu cầu phải tuân thủ các quy định phức tạp hơn về thuế và báo cáo.
Mở công ty S-Corp tại Mỹ yêu cầu phải tuân thủ các quy định phức tạp hơn về thuế và báo cáo

Các bước mở doanh nghiệp tại Mỹ mới nhất 2025

1.Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu mở doanh nghiệp tại Mỹ. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm pháp lý, mức thuế và quyền lợi:

  • Sole Proprietorship: Phù hợp với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là loại hình đơn giản nhất nhưng chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý.
  • LLC (Limited Liability Company): Loại hình này kết hợp ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, giúp bảo vệ tài sản cá nhân khỏi rủi ro pháp lý.
  • Corporation (C-Corp và S-Corp): Thích hợp cho các doanh nghiệp lớn hoặc có ý định gọi vốn. 

Hãy cân nhắc kỹ nhu cầu kinh doanh và tư vấn từ chuyên gia để đưa ra quyết định phù hợp.

2. Chọn Bang thành lập doanh nghiệp tại Mỹ

Mỗi bang tại Mỹ có các chính sách và mức thuế khác nhau. Một số bang như Delaware và Nevada được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhờ các lợi thế như:

  • Chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp.
  • Quy trình pháp lý nhanh gọn.
  • Hạn chế các quy định rườm rà.

Tuy nhiên, nếu muốn kinh doanh tại một khu vực cụ thể, việc đăng ký ở bang đó sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lý. Do đó, nhà đầu tư nên nghiên cứu chi tiết về chính sách từng bang và xem xét mức thuế phù hợp với mô hình kinh doanh.

mo-doanh-nghiep-tai-my-4
Nhà đầu tư nên nghiên cứu chi tiết về chính sách từng bang và xem xét mức thuế phù hợp với mô hình kinh doanh

3. Đăng ký tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp không chỉ để nhận diện thương hiệu mà còn phải đáp ứng các tiêu chí pháp lý sau:

  • Không trùng lặp: Kiểm tra tên doanh nghiệp trên hệ thống đăng ký của bang để đảm bảo tên chọn chưa được sử dụng.
  • Phản ánh ngành nghề: Tên nên thể hiện lĩnh vực hoạt động để khách hàng dễ nhận diện.
  • Ngắn gọn, dễ nhớ: Một cái tên hấp dẫn sẽ giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và dễ dàng trong việc quảng bá.

Lưu ý: Nhà đầu tư có thể đăng ký thêm tên miền (domain) để đảm bảo sự thống nhất giữa tên doanh nghiệp và website.

4. Xin số định danh doanh nghiệp (EIN)

Số định danh doanh nghiệp (EIN) là mã số quan trọng được cấp bởi IRS (Cục Thuế Mỹ) để doanh nghiệp của có thể:

  • Nộp thuế doanh nghiệp.
  • Thuê nhân viên.
  • Mở tài khoản ngân hàng và giao dịch tài chính.

Việc xin EIN hoàn toàn miễn phí và có thể thực hiện trực tuyến trên trang web của IRS. Đây là bước cần thiết để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Mỹ.

5. Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Mở một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Mỹ là điều cần thiết giúp:

  • Quản lý dòng tiền rõ ràng, minh bạch.
  • Xây dựng uy tín tín dụng cho doanh nghiệp.
  • Dễ dàng thanh toán và nhận các khoản đầu tư.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như giấy phép kinh doanh, số EIN và thông tin cá nhân để mở tài khoản.

6. Tuân thủ các quy định pháp lý

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Giấy phép kinh doanh: Một số ngành cần giấy phép đặc biệt như thực phẩm, y tế hoặc xây dựng.
  • Quy định về lao động: Nếu thuê nhân viên, doanh nghiệp cần tuân thủ luật lao động và bảo hiểm.
  • Khai thuế đúng hạn: Hãy tham khảo ý kiến của kế toán hoặc luật sư thuế để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

7. Phát triển kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và chiến lược phát triển:

  • Phân tích thị trường: Nghiên cứu khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
  • Dự trù tài chính: Lập ngân sách chi tiết cho từng giai đoạn.
  • Kế hoạch tiếp thị: Xây dựng chiến lược quảng bá để tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Một kế hoạch kinh doanh bài bản sẽ giúp doanh nghiệp thuyết phục các nhà đầu tư và định hướng hoạt động một cách chuyên nghiệp.

mo-doanh-nghiep-tai-my-3
Một kế hoạch kinh doanh bài bản sẽ giúp doanh nghiệp thuyết phục các nhà đầu tư

Hiện thực giấc mơ kinh doanh tại Mỹ chỉ với 75,000 USD!

USIMI GROUP tự hào đồng hành cùng quý nhà đầu tư Việt Nam trên hành trình chinh phục giấc mơ Mỹ với chương trình Visa L1. Giải pháp toàn diện giúp quý nhà đầu tư vừa sở hữu doanh nghiệp tiềm năng tại Hoa Kỳ, vừa đảm bảo lộ trình định cư cho cả gia đình.

USIMI GROUP cung cấp đa dạng các mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu và định hướng của từng nhà đầu tư:

  • Mức đầu tư khởi điểm hấp dẫn: Chỉ từ 75,000 USD có thể sở hữu một doanh nghiệp đầy tiềm năng tại Hoa Kỳ. 
  • Lợi nhuận kinh doanh vượt trội: lợi nhuận sau thuế hàng năm lên đến 40%, ổn định tài chính cho cả gia đình.
  • Mở ra con đường định cư hợp pháp: cuyển đổi thẻ xanh cho cả gia đình định cư Mỹ một cách an toàn và nhanh chóng.
  • Sở hữu và điều hành doanh nghiệp: Trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp, trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế năng động và chuyên nghiệp.

USIMI GROUP với kinh nghiệm hơn 20 năm thực hiện thành công hàng trăm hồ sơ các chương trình EB5, L1, E2….Chúng tôi cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt hành trình, từ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tìm kiếm mặt bằng, đến đào tạo vận hành chuyên sâu. Đảm bảo giúp nhà đầu tư có thể tự tin xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh trên đất Mỹ.